Bác sĩ New York bật khóc nhìn bệnh nhân qua đời

14 / 04 / 2020
(0 phiếu)

"Tôi đã khóc vô số lần trong ca trực đêm qua", bác sĩ Marissa Nadeau nhắn tin vào nhóm chat trên WhatsApp sau khi không thể cứu sống bệnh nhân.

Một bệnh nhân cao tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch và yếu đi rất nhanh khi bác sĩ cấp cứu Nadeau đang trong ca trực đêm. Cô chỉ có một chút thời gian để tìm hiểu nguyện vọng của bệnh nhân này. Khi vẫn còn đủ tỉnh táo, ông nói rõ ràng rằng không muốn đặt nội khí quản và thở máy, dù đây có thể là hy vọng sống duy nhất của ông.

Nadeau đặt tay lên vai ông, sau đó dùng điện thoại của cô để gọi Facetime với gia đình ông, nói với họ về nguyện vọng của ông và giữ điện thoại để họ có thể nói lời tạm biệt có thể là cuối cùng với người thân của mình.

Đó là lần thứ ba trong đêm trực tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia, ở Manhattan, Nadeau phải giúp bệnh nhân nguy kịch liên lạc với gia đình qua Facetime. Hai bệnh nhân kia cũng từ chối đặt nội khí quản và đó là một quyết định có thể đồng nghĩa với từ bỏ cơ hội sống.

Một trong những điều tàn khốc nhất của Covid-19 là rất nhiều bệnh nhân chỉ có một vài phút để lo liệu hậu sự. Khi gia đình người bệnh hầu như không được tới thăm, bác sĩ thường rời đi để tạo điều kiện cho họ trong những khoảnh khắc cuối cùng, đầy cảm động và nước mắt như vậy. Những khoảnh khắc đó cũng khiến các bác sĩ cảm thấy thực sự đau khổ.

"Các bạn sẽ thấy mắt tôi sưng húp trong vài tuần tới. Tôi đã nghĩ mình làm chuyên ngành này để cứu người, nhưng rồi nó khiến tôi đau đớn nhận ra rằng chúng ta không thể cứu tất cả bệnh nhân", Nadeau nhắn tin cho một nhóm chat trên WhatsApp, nơi cô và đồng nghiệp thường trao đổi lời khuyên và kinh nghiệm, cũng như cố gắng an ủi nhau.

Trong một đại dịch như Covid-19, các nghi thức tang lễ đều bị đình chỉ. Tại thành phố New York, nơi có những ngày, cứ 4 phút lại có một người chết vì Covid-19, một số nhà tang lễ đã ngừng dịch vụ, nghĩa trang hạn chế tụ tập đông người và giới chức cảnh báo người dân không tham gia các nghi lễ tôn giáo.

Những quy định này có nghĩa những người sống sẽ không được phép ở gần những người đã chết hoặc sắp chết. Và không ở đâu những quy định này được thực hiện nghiêm ngặt hơn bệnh viện.

Những khoa chăm sóc tích cực trong thành phố từng có nhiều người tới thăm thân. Y tá và bác sĩ cũng có thể tìm hiểu được tình hình bệnh nhân thông qua họ, như bệnh nhân nào có vợ/chồng thường xuyên túc trực bên giường bệnh, người nào có gia đình nhiều thế hệ. Nhưng bây giờ, cảnh người thân ngồi bên giường bệnh hay người tới thăm thân chỉ là chuyện của quá khứ.

Những tuần gần đây, gia đình của những người sắp chết đôi khi sẽ có ngoại lệ. Nhưng ngay cả như vậy, người thân vẫn không được phép vào trực tiếp phòng bệnh. Trong một phòng cấp cứu ở Manhattan mới đây, một người phụ nữ được bác sĩ đưa cho chiếc điện thoại. "Em yêu anh. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi", người phụ nữ nói với chồng đang nằm trong phòng bệnh cách chỗ bà đứng khoảng 6 m. Ông ấy đang bị hôn mê và sắp chết. Họ đã kết hôn 40 năm, theo một nhân viên bệnh viện kể lại câu chuyện hôm đó.

Bác sĩ nội trú Dylan Wyatt tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian, chia sẻ về một hình ảnh người thân bệnh nhân mà ông khắc sâu trong tâm trí: một người phụ nữ được mời đến bệnh viện vì người mẹ ngoài 90 tuổi của cô đang hấp hối.

"Cô ấy muốn vào phòng bệnh gặp mẹ nhưng không thể, nên cô ấy đứng ở đó, vừa khóc vừa đặt tay lên tấm kính phòng cách ly rồi nhìn người mẹ nằm bên trong. Điều khiến tôi để tâm nhất là một người sẽ cô đơn như thế nào trong thời khắc quan trọng đó?", Wyatt nói.

Thậm chí những lời tạm biệt như vậy cũng trở nên hiếm hoi hơn khi một số bệnh viện có quá nhiều bệnh nhân nguy kịch. Một số bệnh nhân sắp chết mà không ai biết tới, theo chia sẻ của nhiều bác sĩ. Có những lúc, bác sĩ thậm chí không có thời gian để gọi cho người nhà bệnh nhân hoặc gia đình không thể đến.

Tại Bệnh viện Elmhurst ở hạt Queens tháng trước, khi một người đàn ông 38 tuổi bị nhiễm nCoV nguy kịch, bác sĩ cố gắng gọi cho người thân. Nhưng mẹ của bệnh nhân đang ở một bệnh viện khác khi cũng bị ốm do nhiễm nCoV.

Những bệnh nhân phải đặt nội khí quản và thở máy thường ngay từ đầu đã trong trạng thái hôn mê sâu. Khi được nghe về những gì đang chờ đợi họ, một số người đáp lại bằng sự hoài nghi và phủ nhận, trong khi hầu hết bệnh nhân khác chỉ cảm thấy sợ hãi.

"Tôi cố gắng giải thích rằng anh ấy ngày càng thấy khó thở hơn và nó sẽ khiến anh ấy mệt mỏi. Điều đó khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái làm việc quá sức và đôi khi cách tốt nhất để loại bỏ trạng thái đó bằng cách dùng máy trợ thở", Meredith Jones, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Brookdale ở Brooklyn, cho biết.

Jones kể rằng khi đó bệnh nhân đã hỏi anh rằng, "Họ có thể sống thêm bao lâu nữa?", hoặc "Họ sẽ chết phải không?".

Những bác sĩ tin rằng còn hy vọng sẽ trả lời rằng "Chúng tôi sẽ hy vọng bạn sẽ tỉnh lại sau một, hai tuần", nhưng một số khác sẽ chỉ nói "Chúng tôi không biết nữa".

Nhưng bác sĩ thường đưa ra cùng một lời khuyên giống nhau trước khi bắt đầu chữa trị. "Bây giờ là lúc gọi cho người thân yêu của và nói với họ tất cả điều muốn nói. Tôi sẽ trở lại sau 15 phút nữa", một bác sĩ tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian cho biết đây là điều anh nói với các bệnh nhân Covid-19 trước khi đặt nội khí quản cho họ.

  • Nguồn tin: https://vnexpress.net

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành.

Địa hình bằng phẳng, hệ thống sông ngòi chằn chịt xen kẻ với ruộng vườn tạo thành một hệ sinh thái tự nhiên phong phú với nhiều cảnh đẹp và Du lịch hấp dẫn.

TIN TỨC TRONG NGÀY, TIN TỨC 24h, TIN MOI, TIN TUC VIET NAM, BONG DA, TIN THE THAO,  NGHE NHAC, LAM DEP,  CUP C1, CƯỜI 24H, TIN AN NINH, THE THAO,  BONG DA ANH, diem thi thpt, TRỰC TIẾP BÓNG ĐÁ HÔM NAY, TIN CHUYEN NHUONG, BAO BONG DA, ĐIỂM CHUẨN 2015, lich phat song bong da

Top