Nhớ quê trong khói đốt đồng

05 / 07 / 2015
(0 phiếu)

Ai từng lớn lên ở thôn quê Nam Bộ hẳn đã nhiều lần coi khói đốt đồng. Ngay khi suốt lúa, bà con đốt luôn rơm tươi để khỏi tốn công ôm rơm lên bờ. Người ta cho ít dầu lửa và một mớ rơm khô làm “mồi” để đốt.

Rơm được đốt, lửa cháy, những làn khói nghi ngút cuộn trắng bay lên không trung. Làn khói theo rơm bay ra từ cái máy suốt đang nhai từng bó lúa nặng trĩu hạt vàng. Rơm tươi cứ thế cháy dần, cháy dần, làm thành hình ảnh rất đặc trưng của đồng quê Nam Bộ - khói đốt đồng.


Tập quán đốt đồng đã có từ rất lâu đời. Theo các cụ già thì ngày trước, người dân quê mình muốn gieo trồng vụ sau thì phải tốn công sức và thời gian cho việc thu dọn rơm để lên bờ. Thấy bất tiện, bà con nảy ra sáng kiến đốt rơm tươi. Khói đốt đồng vì thế có dịp trở thành ca từ của một bài hát “coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng…”.

Khói đốt đồng là dấu hiệu của ngày mùa. Trên những bờ mẫu, nhấp nhô dáng những chàng trai có bộ ngực khỏe khoắn đang vác lúa về sân phơi. Khói đốt đồng làm ta nhớ rằng mẹ thiên nhiên còn ban tặng cho cư dân miệt châu thổ Cửu Long một mùa thu tuyệt diệu được làm nên từ những cuộn khói. Có người nói, khói đốt đồng âm ỉ cháy không chịu tắt dù trời có mưa như thể tính cần mẫn và nhẫn nại trong công việc đồng áng của cư dân vùng đất có cây ngọt, trái lành trĩu quả quanh năm.

Coi khói đốt đồng để thao thức với miền quê của ngày mùa đã đến. Khi khói đốt đồng tàn, tro đọng lại để rửa phèn cho đất. Và rồi một vụ mùa mới được sinh ra cho cây lúa tốt tươi. Nắng trong, gió vi vu thổi, khói đốt đồng ngun ngút trắng đục một vạt đồng toàn những chân rạ vàng ong mới cắt bởi tay người. Khói đốt đồng vào mắt thì cay mà mùi khói thì thơm lừng mùi đất mẹ pha lẫn trong hương lúa nổ lép bép khi đốt rơm. Những hạt lúa theo rơm bay ra gặp lửa đốt cháy thành những hạt cốm trắng tinh. Thuở ấy, đã bao lần tôi mê món ăn tại ruộng này. Mãi khi lớn lên, tôi mới hiểu đó là thứ kỷ niệm ngọt ngào nhất của đời người do quê hương mình tặng tưởng.

Cực nhọc đấy, vất vả đấy nhưng vui. Cái vui của người nông dân khi thấy khói đốt đồng là cái vui của người làm ra hạt gạo. Điều đặc biệt là sau khi đốt đồng, một ít rơm còn lại thành đống sau một thời gian sẽ mọc ra nấm rơm đồng tự nhiên ăn ngọt đến vô cùng.

Khói đốt đồng gợi ta nhớ về nơi mình sinh ra, lớn dần theo tuổi ấu thơ. Ở đó có hình ảnh của mẹ cần cù, tần tảo với sớm nắng mưa chiều để đến mùa khói đốt đồng cho ta ăn no mặc đẹp, cho ta yêu thêm cánh đồng vào những ngày mùa phụ mẹ đội rơm châm lửa đốt đồng, còn ba thì dắt con trâu với cái cộ đưa lúa về sân phơi cho kịp nắng.

Khói đốt đồng làm mùa mưa trôi đi trong nỗi nhớ nghẹn ngào về làng quê có con trâu gặm cỏ. Khói đốt đồng ngấm sâu vào ráng chiều cũng là lúc cánh cò trắng bạt gió bay về.

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành.

Địa hình bằng phẳng, hệ thống sông ngòi chằn chịt xen kẻ với ruộng vườn tạo thành một hệ sinh thái tự nhiên phong phú với nhiều cảnh đẹp và Du lịch hấp dẫn.

TIN TỨC TRONG NGÀY, TIN TỨC 24h, TIN MOI, TIN TUC VIET NAM, BONG DA, TIN THE THAO,  NGHE NHAC, LAM DEP,  CUP C1, CƯỜI 24H, TIN AN NINH, THE THAO,  BONG DA ANH, diem thi thpt, TRỰC TIẾP BÓNG ĐÁ HÔM NAY, TIN CHUYEN NHUONG, BAO BONG DA, ĐIỂM CHUẨN 2015, lich phat song bong da

Top